Đông trùng hạ thảo là gì ? Đông trùng Tây Tạng, Himalaya - KIM's
Chuyển tới nội dung
Trang chủ » News » Đông trùng hạ thảo là gì ?

Đông trùng hạ thảo là gì ?

Bài viết được tham khảo và biên tập từ Journal of Pharmacy and Pharmacology (2009) (từ trang 279-291) của Giáo sư Xuanwei Zhou. Trung tâm Nghiên cứu Công nghệ Sinh học Thực vật, Trường Nông nghiệp và Sinh học, Đại học Giao thông Thượng Hải,
Phòng thí nghiệm trọng điểm của Nhà nước về Kỹ thuật Di truyền, Trường Khoa học Đời sống,
Trung tâm Nghiên cứu & Phát triển Công nghệ Sinh học Thực vật Fudan-SJTU-Nottingham, Đại học Fudan, Thượng Hải, Trung Quốc.

Đông trùng hạ thảo là gì?

Tên đông trùng hạ thảo được bắt nguồn từ tiếng Latin “cord” và “ceps”, nghĩa là “club” và “head”.

Tiếng Anh còn gọi là “Chinese Cordyceps”. Tiếng Trung Quốc là 冬虫夏草, phiên âm DongChongXiaCao, tiếng Hán Việt là Đông Trùng Hạ Thảo. Tiếng Nhật còn gọi là “Tockukaso”, có nghĩa là “sâu mùa đông, thực vật mùa hè”.

Sở dĩ nó có tên gọi là Đông trùng hạ thảo là vì quá trình phát triển của chúng. Đầu tiên, nấm ký sinh vào ấu trùng của một số loài Hepiaidae (bướm đêm), tạo thành một phức hợp ký sinh bao gồm phần còn lại của sâu bướm và mô đệm của nấm.

  • Ấu trùng này bị nấm vào mùa hè và mùa thu, biến thành phần sâu cứng vào mùa đông. Nên gọi là Đông Trùng (quá trình này mất từ 2-3 năm).
  • Mùa xuân và mùa hè, lớp đất mặt đóng băng tan chảy, nhiệt độ đất tăng lên. Sợi nấm xuyên qua lớp vỏ côn trùng, trồi lên khỏi mặt đất, nấm trông giống như cỏ, nên gọi là Hạ Thảo (cỏ mùa hè).

Phần nấm là kết quả của quá trình ký sinh. Hút hết tất cả các chất dinh dưỡng trong cơ thể sâu non, nội tạng và toàn bộ cơ thể của sâu. Nhìn bề ngoài, ấu trùng tuy có hình dáng như một con sâu nhưng thực chất chỉ là lớp vỏ rỗng của một xác chết.

Lịch sử của nó có hơn 100 năm trước công nguyên

Đông trùng hạ thảo cùng với nhân sâm và nhung hươu, còn được mệnh danh là “Tam bảo của y học cổ truyền Trung Quốc”. Nhưng chỉ có Cordyceps sinensis mới có cả âm và dương.

Tên của nó lần đầu được tìm thấy trong cuốn “Bei Cao Cong Xin” được viết bởi Yiluo Wu của triều đại nhà Thanh, 1757 sau Công nguyên. Và “Ben Cao Gang Mu Shi Yi” của Xueming Zhao vào 1765 sau Công nguyên. Nhà khoa học, thần học người Pháp cũng đã chứng minh rằng Cordyceps sinensis là một loại xạ khuẩn ký sinh vào ấu trùng của loài bướm đêm, lớn lên và dần biến thành quả thể. Nó là sự kết hợp của nấm và ấu trùng.

Đông trùng hạ thảo là gì - Sơ đồ phát triển từ ấu trùng thành quả thể - dongtrunghathaonakhuc.com Kim's
Đông trùng hạ thảo là gì – Sơ đồ phát triển từ ấu trùng thành quả thể – dongtrunghathaonakhuc.com Kim’s

Thành phần hoạt tính có trong đông trùng hạ thảo Cordyceps Sinensis

Trong đông trùng hạ thảo có chứa những thành phần hoạt tính sinh học nhất định như 30-deoxyadenosine, axit cordycepic, polysaccharides cordycepic). iúp cho việc phòng ngừa và điều trị nhiều loại bệnh liên quan đến hô hấp, rối loạn chức năng thận, chứng suy nhược cơ thể và ung thư.

Các phương pháp thực nghiệm hiện đại trong hóa sinh đã chứng minh rằng Cordyceps sinensis bao gồm các thành phần hoạt động mannitol, nucleoside, ergosterol, aminophenol và các nguyên tố vi lượng. Có tác dụng cân bằng miễn dịch. Đóng một vai trò quan trọng trong việc chống tế bào ung thư, cấy ghép nội tạng và ngăn ngừa những bệnh liên quan đến thận, bệnh gan và tim.

Dược điển Trung Quốc (2005) ghi lại rằng các chức năng chính của C. sinensis là bổ thận, làm dịu phổi, khỏe mạnh cầm máu và làm tiêu đờm. Nó cũng có thể được sử dụng để trị ho liên tục do mệt mỏi, hen suyễn, ho ra máu, liệt dương, di tinh, đau bụng và đầu gối.

Theo mô tả của đại danh y Trung Quốc “Zhu Liangchun”. Hậu duệ của ngự y triều đình nhà Thanh: Tuổi thọ của Từ Hi có liên quan mật thiết đến “Cordyceps sinensis và Ejiao – (kẹo từ da lừa)”.

Thực hiện: Mai Kim Mỹ Hạnh

TÀI LIỆU THAM KHẢO

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Zhu JS et al. The scientific rediscovery of an ancient Chinese
herbal medicine: Cordyceps sinensis: part I. J Altern Complement Med 1998; 4: 289–303.

2. Pegler DN et al. The Chinese ‘caterpillar fungus’. Mycologist
1994; 8: 3–5.

3. Mizuno T. Medicinal effects and utilization of Cordyceps (Fr.)
Link (Ascomycetes) and Isaria Fr. (Mitosporic Fungi) Chinese
caterpillar fungi, ‘Tochukaso’ (review). Int J Med Mushrooms
1999; 1: 251–261.
288 Journal of Pharmacy and Pharmacology 2009; 61: 279–291

4. Gu DX et al. A review and prospect on the studies of Cordyceps
sinensis (Berk) Sacc. J Chin Inst Food Sci Technol 2006;
6: 137–141.

5. Wei L et al. Research advanced in functional composition content of Cordyceps. West Chin J Pharm Sci 2003; 18: 359–360.

6. Kuo YC et al. Cordyceps sinensis as an immunomodulatory agent. Am J Chin Med 1996; 24: 111–125.

7. Shi YX. Update on researches of pharmacological effects of Cordyceps. Chin Pharm 2005; 14: 72–74.

8. The State Pharmacopoeia Committee of People Republic of China. Pharmacopoeia of the People’s Republic of China, Part I. Beijing: Chemical Industry Publishing House, 2005

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.