Thành phần hoạt tính sinh học trong đông trùng hạ thảo Tây Tạng
Chuyển tới nội dung
Trang chủ » News » Các thành phần hoạt tính sinh học có trong đông trùng hạ thảo Tây Tạng

Các thành phần hoạt tính sinh học có trong đông trùng hạ thảo Tây Tạng

Các thành phần hoạt tính sinh học có trong đông trùng hạ thảo Tây Tạng Cordyceps Sinensis. Bao gồm Nucleptides, Ergosterol, Protein thô, Axit amin, Axit béo và các nguyên tố kim loại.

Nucleotides trong đông trùng hạ thảo Tây Tạng


Nucleotides (bao gồm adenosine, uridine và guanosine) là những thành phần hữu hiệu trong nấm đông trùng hạ thảo.

Các lần thí nghiệm đã cho ra kết quả rằng:

Hàm lượng Nucleotides trong đông trùng hạ thảo tươi tự nhiên thu được quá thấp so với số lượng. Nhưng hàm lượng nucleotides trong chế phẩm được bảo quản trong thời gian dài lại cao hơn. Điều này cho thấy các nucleotide trong đông trùng hạ thảo tự nhiên có nguồn gốc từ sự phân giải nucleoside trong quá trình bảo quản. Nghiên cứu sau đó phát hiện ra rằng độ ẩm và độ ấm có thể làm tăng đáng kể hàm lượng nucleotide trong đông trùng hạ thảo. Ở nhiệt độ 40 ° C và độ ẩm tương đối 75%. Đông trùng hạ thảo được bảo quản trong 10 ngày, khi hàm lượng nucleotide tăng lên 1–10 lần. [1][2]

Xem thêm về thành phần giá trị Andenosine & dẫn xuất Codycepin để hiểu thêm về tác dụng của đông trùng hạ thảo Tây Tạng Codyceps

Ergosterol


Ergosterol là một sterol chỉ có ở nấm và là tiền chất quan trọng của vitamin D2. Có giá trị y học quan trọng. Ergosterol trong đông trùgn hạ thảo Tây Tạng chứa hàm lượng cao nhất trong các loại. Cao hơn cả đông trùng Thanh Hải và Tứ Xuyên. Thông thường chứa đến 10,68mg/g. [3]

trà đông trùng hạ thảo là cách dùng đơn giản nhất - dongtrunghathaonakhuc.com kims
trà đông trùng hạ thảo là cách dùng đơn giản nhất – dongtrunghathaonakhuc.com kims

Protein thô và axit amin

Protein này bao gồm 18 loại axit amin. Bao gồm axit aspartic, threonine, serine, glutamate, proline, glycine, valine , methionine, isoleucine, leucine, tyrosine, phenylalanine, lysine, histidine, cystine, cysteine ​​và tryptophan.

Ngoài đông trùng hạ thảo Codyceps Sinensis, thì tổ yến chứa lượng Protein rất cao (50 – 55%) và 18 loại Axit amin. Cùng với 31 nguyên tố vi lượng và khoáng chất khác. Tổ yến chưng đông trùng hạ thảo là một món ăn bổ bổ cơ thể. Tăng cường hệ miễn dịch sau bệnh, chống khối U và hỗ trợ các hệ cơ quan rất hiệu quả, dễ dùng mà lại ngon.

Tham khảo tổ yến chưng tươi của Kim’s Nest với 100% yến nguyên chất miền biển, thơm ngon và thanh mát.

Axit béo và các nguyên tố kim loại


Axit béo được cấu tạo từ cacbon, hydro và oxy và là thành phần chính của lipid, phospholipid và glycolipid. Chúng có thể được phân loại là axit béo bão hòa hoặc không bão hòa. Trong Đông trùng hạ thảo, hàm lượng axit béo không no lên tới 57,84%, bao gồm Cl6: 1, Cl7: 1, Cl8: l và Cl8: 2. Hàm lượng axit linoleic cao nhất là 38,44%, tiếp theo là axit oleic là 17,94%. Hàm lượng axit béo no là 42,16%, bao gồm Cl4, Cl5, Cl6, Cl7, Cl8, C20 và C22. Hàm lượng axit palmitic và axit octadeca là cao nhất, lần lượt là 21,86% và 15,78%.

Axit béo không bão hòa là một thành phần hoạt động sinh lý hiệu quả. Có chức năng duy nhất là giảm lipid máu và bảo vệ chống lại bệnh tim mạch.

Đông trùng hạ thảo là loại thực phẩm duy nhất vừa mang tính âm vừa mang tính dương, tăng cường oxy tức thời đến các hệ cơ quan ngay sau khi dùng - dongtrunghathaonakhuc.com kims
Đông trùng hạ thảo là loại thực phẩm duy nhất vừa mang tính âm vừa mang tính dương, tăng cường oxy tức thời đến các hệ cơ quan ngay sau khi dùng – dongtrunghathaonakhuc.com kims

Các nguyên tố kim loại khác

Các cuộc điều tra cho thấy Đông trùng hạ thảo chứa nhiều nguyên tố kim loại. Và hàm lượng phụ thuộc đáng kể vào các loài và nguyên tố kim loại khác nhau (Bảng 3). [4,5,6]

Nhiều nguyên tố kim loại, Zn, Mg, Mn, v.v… có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển và duy trì chức năng của các tuyến sinh dục. Zn có hiệu quả với thận trong việc ngăn chặn cadmium làm hỏng nephron. [7] Hàm lượng cao Zn, Mg, Mn đóng vai trò quan trọng trong việc làm ấm và bổ thận tráng dương hiệu quả. Hỗ trợ phục hồi thận và nâng cao tinh khí cho cuộc sống. [8]

Hầu hết những bài viết về đông trùng hạ thảo hiện nay đều có nêu rõ về tác dụng của đông trùng hạ thảo. Tuy nhiên, để hiểu được vì sao đông trùng hạ thảo lại có tác động tích cực lên gan, thận, phổi, tim mạch. Và cả hệ miễn dịch, chống khối u … Thì những thành phần sinh học có trong đông trùng hạ thảo đã được nhiều nhà nghiên cứu thí nghiệm và cho kết quả.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Wei L et al. Research advanced in functional composition content of Cordyceps. West Chin J Pharm Sci 2003; 18: 359–360.

2. Li SP et al. The nucleosides contents and their variation in natural Cordyceps sinensis and cultured Cordyceps mycelia. J. Chin. Pharm. Sci. 2001; 10: 175–179.

3. Li SP et al. RP-HPLC determination of ergosterol in natural and cultured Cordyceps. Chin J Mod Appl Pharm 2001; 18: 297–299.

4. Wang ZS et al. Chemical components of Cordyceps sinensis mycelial fermentation preparations in solid media. Nat Prod Res Dev 2005; 17: 331–336.

5. Ma BR et al. Compared of chemical composition between Cordyceps militaris and Cordyceps sinensis. Chin Edible Fungi 1993; 13: 34–40.

6. Li DS et al. Contrast analysis of mainly chemical ingredient of Cordyceps menshannsis and Cordyceps sinensis. Edible Fungi China 2002; 21: 35–37.

7. Chen Q. Microelement and Health. Beijing: Beijing University Press, 1989.

8. Zhu J, Wang ZG. Several metal tests in Cordyceps sinesis and its mycelium. J Jining Med Coll 1993; 12: 52–54.